Cà phê Robusta – Hương vị đến từ các khu rừng nhiệt đới

Không biết từ lúc nào mà cà phê đã trở thành thức uống phổ biến với hầu hết mọi người, hay có thể nói cà phê là thói quen, hơn thế nữa cà phê cũng mang theo cả nét đặc trưng văn hóa của một đất nước qua cách rang xay chế biến. Để mà nói thì có rất nhiều loại cà phê trên thế giới, tuy nhiên trên thế giới phổ biến 2 giống cà phê chính là Robusta và Arabica, và đương nhiên là sẽ có rất nhiều sự so sánh hai loại cà phê này với nhau. Không ít ý kiến cho rằng Robusta được đánh giá là lép vế hơn so với Arabica, thực hư thế nào hãy cùng Nhiệt Café tìm hiểu nhé.

Cà phê Robusta

Robusta là gì?

a) Nguồn gốc của cà phê Robusta

Robusta có tên khoa học là Coffea Canephora hoặc Coffea Robusta được phát hiện lần đầu tiên ở Congo – Bỉ (thuộc châu Phi) vào những năm 1800, đây còn là một loại cây bản địa của các khu rừng nhiệt đới xung quanh Hồ Victoria ở Uganda. Cà phê Robusta được đưa vào Đông Nam Á vào những năm 1900, sau khi bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust) đã quét sạch toàn bộ giống Arabica ở Sri Lanka năm 1869 (hay 1867, theo Wikipedia), đồng thời tấn công hầu hết các đồn điền ở Java – Indonesia năm 1876.

Hiện tại Robusta chiếm từ 30% đến 40% tổng sản lượng cà phê thế giới, phổ biến ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á, Trung – Nam Mỹ chủ yếu là Brazil (nơi nó được gọi là Carillon). Ở Việt Nam dòng cà phê này được gọi là phê Vối, có hàm lượng caffeine từ 2 – 4%. Do có hàm lượng cafein cao, nên cà phê này có vị đằm hơn hạt cà phê Arabica. Đây là loại cà phê được bán phổ biến tại thị trường nội địa Việt Nam và thích hợp pha phin và 25% thị trường canh tác cà phê trên thế giới được dành cho Robusta.

b) Đặc điểm sinh thái

Về hình dáng, cây cà phê Robusta được gọi là cà phê Vối với hình dạng cây bụi nhỏ. Hệ thống rễ của loại cây này tuy nông nhưng đem đến sức sống vô cùng mạnh mẽ, Robusta có dáng cao hơn khoảng 4,5 – 6 mét. Tuy không sum suê nhưng chúng vẫn cho năng suất cao bởi có rất nhiều cành và trĩu quả. Dáng cây cao cũng giúp cho cà phê Robusta dễ dàng lấy được ánh nắng mặt trời và nước từ tự nhiên hơn nên sinh trưởng tốt hơn. Loại cà phê này sống ở vùng nhiệt đới, tại những khu vực có độ cao dưới 1.000m, nhiệt độ ưa thích là 24 – 29 độ C, lượng mưa trung bình trên 1.000mn. Đặc điểm của loại cà phê này chính là có quả hình tròn, hạt cà phê thường nhỏ hơn các loại khác và rãnh giữa hạt thẳng. Robusta nếu rang với lượng vừa đủ, hạt cà phê sẽ hơi nhạt và có phần ngả sang vàng.

Cà phê Robusta có một số ưu điểm nổi trội so với cây cà phê Arabica như khả năng chống bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust), sâu đục thân, các bệnh tuyến trùng,… và cho năng suất cao hơn cà phê Arabica nhiều. Vì những lý do này, chi phí trồng Robusta tương đối thấp so với giống Arabica. Mặt khác, do không có khả năng chịu đựng các điều kiện hạn hán kéo dài, chịu lạnh kém (nhiệt độ tối thích trong khoảng (18 – 36 độ C), sản lượng không ổn định so với Arabica, đây là một số thuộc tính tiêu cực của cà phê Robusta.

c) Về hương vị

Đặc trưng của hạt cà phê loại Robusta chính là vị đắng. Điều này đến từ hàm lượng caffeine rất cao, chiếm 2 – 4% tổng khối lượng hạt. Cà phê Robusta sau khi thu hoạch sẽ được sấy khô trực tiếp mà không cần phải lên men. Quy trình rang yêu cầu chặt chẽ hơn với nhiệt độ 230 – 240 độ C. Vị của Robusta nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt, thường được tả giống như bột yến mạch. Khi ngửi cà phê Robusta chưa rang sẽ thấy mùi giống như đậu phộng tươi. Mùi cà phê Robusta sau khi rang chín sẽ thoang thoảng mùi đậm mạnh mùi sô-cô-la cháy.

Chất vị nhìn chung đậm, chát và đắng hơn nhiều so với Arabica. Thêm vào đó các khu vực trồng và chế biến cà phê Robusta hầu hết tập trung chế biến khô (thay vì chế biến ướt như các giống Arabica), dẫn đến hương vị càng chát đắng hơn, có mùi từ ngũ cốc đến gỗ, đất sau khi rang.

Thế nhưng không vì lẽ ấy mà Robusta lại được xem là kém cạnh hơn so với Arabica, bởi nếu có những người thích vị chua đặc trưng của Arabica thì cũng sẽ có những người mê đắm Robusta bởi hương vị đậm đà, độ đắng đặc trưng. Vì hàm lượng caffein trong Robusta khá cao nên đem đến hương thơm đặc biệt mỗi khi rang và sử dụng. Hơn nữa, Robusta được đánh giá là loại cây khỏe, có sức chống chọi lại với các sâu bệnh. Điểm đặc trưng dễ nhận thấy nhất của loại cà phê này chính là hương vị gắt hơn so với các loại thông thường.

Trải nghiệm Robusta tại Nhiệt Café

Arabica và Robusta là hai hương vị riêng biệt như là hai cá tính, hai trải nghiệm độc đáo và khác biệt. Và có khi lại là sự kết hợp hài hòa, mỗi lúc lại đem đến những cảm nhận rất riêng. Sự riêng biệt đến khó phai, nhưng đó lại là sự hài hòa trong một tổng thể đậm dấu ấn, tạo nên những cảm nhận mới mẻ. Vậy nên, dù là Arabica hay Robusta, thì cũng hãy trân trọng tất cả những hương vị độc đáo mà nó đem lại, có thể bạn sẽ thích hoặc không thích, nhưng hãy chỉ cứ thưởng thức và cảm nhận hương vị đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng.  

Cà phê Arabica - Robusta
Hình dáng gần như giống nhau giữa 2 loại cà phê Arabica và Robusta.

Nhiệt Café tự hào sở hữu vùng nguyên liệu ngon nhất Việt Nam với mong muốn cung cấp cho thị trường những sản phẩm cà phê tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu dùng cà phê Việt Nam sạch, chuẩn gu đúng vị mộc dành riêng cho các tín đồ sành cà phê khắp cả nước. Và đối với Robusta cũng thế, Nhiệt Café luôn cố gắng từng ngày để đem đến cho khách hàng của mình những ly cà phê mang theo trải nghiệm hoàn hảo nhất. Robusta có hàm lượng caffeine khá cao nên khi uống dễ bị “say cà phê” và dễ thấy mệt hơn so với Arabica.

Nếu không sợ “say cà phê” và muốn trải nghiệm hương vị đắng rất riêng này thì hãy đến Nhiệt Café để thử Robusta nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Chỉ cần để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn sau ít phút

[contact-form-7 id=”5″ title=”Form Tư vấn”]